Trao đổi nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Câu hỏi 1: Đảng viên A là công chức tư pháp - hộ tịch của UBND xã B, ngày 15/10/2013 tham mưu cho lãnh đạo UBND xã ký chứng thực Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (văn bản được ký, đóng dấu cùng ngày) trong đó có 01 chữ ký giả của thành viên trong gia đình là do người nhà giả chữ ký, việc này được Đảng viên A biết và thống nhất. Qua thẩm tra, xác minh ngày 06/01/2024, UBKT huyện ủy xem xét, kết luận Đảng viên A có vi phạm và quyết định xử lý kỷ luật bằng hình thức Khiển trách. Ngày 26/6/2023, Tòa án nhân tỉnh C đã ban hành Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự thống nhất ủy Văn bản thỏa thuận được UBND xã B ký chứng thực ngày 15/10/2013. Vậy thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là thời điểm nào trong các mốc thời gian trên (ngày 15/10/2013, ngày 06/01/2024 hay ngày 26/6/2023)? Đảng viên A có còn trong thời hiệu bị xem xét, xử lý kỷ luật không?

Trả lời:

* Tại khoản 2, Điều 4, Quy định số 69-QĐ/TW ngày 06/7/2022 của Bộ Chính trị quy định thời hiệu kỷ luật đảng viên vi phạm như sau:

"Thời hiệu kỷ luật được tính từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm đến khi tổ chức đảng có thẩm quyền kết luận vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật...

a) Thời hiệu kỷ luật tổ chức đảng vi phạm như sau:

- 5 năm (60 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khiển trách.

- 10 năm (120 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức cảnh cáo".

* Tại điểm 3.1, khoản 3, Mục I, Hướng dẫn số 05-HD/TW ngày 22/11/2022 của UBKT Trung ương thực hiện một số điều trong Quy định số 69-QĐ/TW của Bộ Chính trị quy định:

"Thời điểm xảy ra hành vi vi phạm phải được tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, làm rõ, kết luận.

a) Đối với vi phạm mà xác định được thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt.

b) Đối với vi phạm mà không xác định được thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm".

Căn cứ quy định trên, trường hợp có hỏi nêu, ngày 26/6/2023 được xác định là thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm của Đảng viên A (ngày Quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh C có hiệu lực). Đảng viên A còn trong thời hiệu xem xét xử lý kỷ luật.

 

Câu hỏi 2: Đảng viên A đang công tác và sinh hoạt tại Đảng bộ Cơ quan B bị Cơ quan điều tra khởi tố, bắt tạm giam về tội môi giới hối lộ trong vụ việc xảy ra ở ngoài cơ quan. Việc xem xét, xử lý kỷ luật đảng đối với Đảng viên A cần thực hiện ngay sau khi đảng viên bị khởi tố, bắt tạm giam hay chờ kết luận của Cơ quan điều tra xác định rõ hậu quả của hành vi vi phạm?

Trả lời:

Tại khoản 2, Điều 17, Quy định số 22-QĐ/TW ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng quy định:

"Đảng viên bị khởi tố, truy tố hoặc bị tạm giam hoặc do cơ quan thanh tra, kiểm toán cung cấp nội dung vi phạm pháp luật thì tổ chức đảng có thẩm quyền chủ động, kịp thời kiểm tra, kết luận và xem xét, xử lý kỷ luật đảng viên có vi phạm đến mức phải xử lý, không chờ kết luận hoặc tuyên án của toà án hoặc kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm toán..."

Căn cứ quy định trên, trường hợp câu hỏi nêu, tổ chức đảng có thẩm quyền chủ động, kịp thời kiểm tra kết luận và xem xét, xử lý kỷ luật đảng viên A.

BBT

Total visited in day: 439
Total visited in Week: 881
Total visited in month: 19,027
Total visited in year: 82,937
Total visited: 109,607